ページの先頭です。 メニューを飛ばして本文へ
Nơi hiện tại Home > Tiếng Việt > Tư vấn về học tập dành cho trẻ khuyết tật

本文

Tư vấn về học tập dành cho trẻ khuyết tật

ID bài viết:0000208545 印刷ページ表示

1 Tư vấn về học tập

Trước tình hình thay đổi tập trung vào giáo dục hỗ trợ đặc biệt như tiến trình bình thường hóa xã hội, sự phức tạp hóa và mức độ nặng nề của khuyết tật,...để thực hiện giáo dục phù hợp theo nhu cầu của từng trẻ khuyết tật, chúng tôi tiến hành tư vấn về học tập cho các trường hợp như sau.

  1. Trường hợp mới nhập học vào trường tiểu học của thành phố
  2. Trường hợp mới nhập học vào trường hỗ trợ đặc biệt
  3. Trường hợp mà bạn cho là cần thiết đăng ký vào một lớp hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn nhập học vào trường trung học của thành phố
  4. Trường hợp chuyển trường giữa tiểu học – trung học của thành phố với trường hỗ trợ đặc biệt
  5. Trường hợp đã chuyển đến thành phố Hiroshima

2 Thời gian tiếp nhận tư vấn, thông tin liên lạc

Thời gian tiếp nhận tư vấn

 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu

 Trừ ngày lễ, kỳ nghỉ năm mới và ngày 6 tháng 8

Trung tâm tư vấn tổng hợp thanh thiếu niên thành phố Hiroshima (phụ trách về trẻ em khuyết tật )

 Mã bưu điện: 730-8586

4-15, 1 Chome, thị trấn Kokutaiji, quận Naka, thành phố Hiroshima (Tầng 1 tòa nhà phía Bắc của Văn phòng chính quyền thành phố)

 Điện thoại (082)504-2197

 Fax (082)504-2142

Trung tâm tư vấn tổng hợp thanh thiếu niên thành phố Hiroshima (chi nhánh)

 Mã bưu điện: 732-0052

 15-55, 2 Chome, thị trấn Hikari, quận Higashi, thành phố Hiroshima (tầng 3 trung tâm chăm sóc trẻ em thành phố Hiroshima)

 Điện thoại (082)264-0422

 Fax (082)264-0436

 Giới thiệu, sơ đồ hướng dẫn và đường đi đến trung tâm tư vấn tổng hợp thanh thiếu niên thành phố Hiroshima

3 Tư vấn về việc học tập và lên lớp của trẻ hiện đang học tiểu học – trung học cơ sở

Có thể bạn sẽ băn khoăn khi được hỏi về các thông tin liên quan đến việc đi học hoặc tiếp tục lên lớp, hay định hướng nghề nghiệp của trẻ khuyết tật sau khi tốt nghiệp. Nhưng, chính trường mà trẻ đang theo học mới có thể hiểu rõ nhất tình hình của trẻ. Vì vậy, trước tiên bạn nên trao đổi với trường mà trẻ đang theo học. Ngoài ra, nếu bạn còn điều gì chưa hiểu dù đã tham khảo ý kiến của trường, hay bạn muốn biết nội dung cụ thể hơn về những thông tin mà trường đã tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau.

■Thời gian tiếp nhận tư vấn
 9 giờ đến 5 giờ chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu
 Trừ ngày lễ, kỳ nghỉ năm mới và ngày 6 tháng 8

4 Mức độ khuyết tật của trẻ thuộc đối tượng nhận được sự hướng dẫn của lớp học hỗ trợ đặc biệt, lớp học hướng dẫn thông thường, trường hỗ trợ đặc biệt

Chuyển đổi kích thước bảng

Phân loại

Lớp học hướng dẫn thông thường

Lớp học hỗ trợ đặc biệt

Trường hỗ trợ đặc biệt

Khiếm thị

 Những người gặp khó khăn trong việc nhận biết bằng thị giác các ký tự thông thường, hay các hình vẽ,…dù đã sử dụng kính lúp, nhưng vẫn có thể tham gia học tập trên lớp bình thường, chỉ cần một số hướng dẫn đặc biệt

 Những người gặp khó khăn trong việc nhận biết bằng thị giác các ký tự thông thường, hay các hình vẽ,…dù đã sử dụng kính lúp

Những người có thị lực hai mắt dưới 0.3, hoặc bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, mà không thể hoặc rất khó nhận biết bằng thị giác các ký tự thông thường, hay các hình vẽ,…dù đã sử dụng kính lúp

Khiếm thính

 

 Người khó có thể nghe được giọng nói thông thường dù đã sử dụng máy trợ thính

 Khả năng nghe của 2 tai trên 60 decibel nhưng vẫn không thể hoặc cực kì khó khăn khi nghe giọng nói thông thường dù đã sử dụng máy trợ thính

Thiểu năng trí tuệ

 

 Người trí tuệ chậm phát triển, gặp chút khó khăn trong giao tiếp với người khác, khó thích nghi với đời sống xã hội và cần chút hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày

  1. Người trí tuệ chậm phát triển, gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, và thường xuyên cần sự hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày
  2. Những người trí tuệ chậm phát triển không đạt đến trình độ đã liệt kê ở mục trước, kèm theo đó là rất khó thích nghi với đời sống xã hội

Tàn tật

 

 Người gặp chút khó khăn trong các chuyển động cơ bản của cuộc sống hàng ngày như đi bộ, viết mặc dù đã sử dụng thiết bị hỗ trợ

  1. Người bị tàn tật tay chân và cơ thể, không thể hoặc khó khăn trong các chuyển động cơ bản của cuộc sống hàng ngày như đi bộ, viết mặc dù đã sử dụng thiết bị hỗ trợ
  2. Người bị tàn tật tay chân và cơ thể, không đạt đến mức độ đã liệt kê ở mục trước, kèm theo đó là cần sự theo dõi và hướng dẫn y tế thường xuyên

Ốm yếu

 

  1. Người mắc các bệnh về hô hấp mãn tính, hay các bệnh khác cần được quản lý y tế, hoặc đời sống liên tục hay gián đoạn
  2. Tình trạng suy nhược cơ thể cần quản lý cuộc sống liên tục
  1. Người mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp, bệnh thận, bệnh thần kinh, khối u ác tính và các bệnh khác cần được chăm sóc y tế liên tục hoặc cần điều tiết sinh hoạt
  2. Người bị suy nhược cơ thể kéo dài liên tục, cần điều tiết cuộc sống

Rối loạn ngôn ngữ

 Người khó phát âm do hở hàm ếch, tê liệt các cơ quan phát âm; người bị rối loạn nhịp điệu trong ngôn ngữ nói như nói lắp; người bị chậm phát triển trong các vấn đề cơ bản của chức năng ngôn ngữ như nghe và nói; những người ở mức độ tương đương mà hầu như vẫn có thể tham gia các lớp học bình thường, và chỉ cần một số hướng dẫn đặc biệt

 

 

Tự kỷ

  1. Người mắc chứng tự kỷ hoặc loại bệnh tương tự, ở mức độ hầu như vẫn có thể tham gia học tập trên lớp bình thường, chỉ cần một số hướng dẫn đặc biệt
  2. Người im lặng có chọn lọc do yếu tố tâm lý nhưng hầu như vẫn có thể tham gia học tập trên lớp bình thường, chỉ cần một số hướng dẫn đặc biệt
  1. Người mắc chứng tự kỷ hoặc tương tự, ở mức độ khó khăn trong việc giao tiếp và hình thành mối quan hệ với người khác

 

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn học tập

 Người không bị chậm trí tuệ, nhưng có biểu hiện khó khăn trong việc tiếp thu và sử dụng một số khả năng như nghe, nói, đọc, viết, tính toán, suy luận, và cần một số hướng dẫn đặc biệt

 

 

Rối loạn tăng động giảm chú ý

 Người mà năng lực chú ý không tương xứng với độ tuổi và sự phát triển, hoặc có tính bốc đồng, hiếu động một cách thái quá, mà điều này gây trở ngại cho các hoạt động xã hội và khả năng học tập, cần một số hướng dẫn đặc biệt

 

 

(Tài liệu tham khảo) “Mục 3 điều 22 Quy định về thực thi giáo dục trường học” và “Hỗ trợ sớm cho trẻ khuyết tật (thông báo)” phân khoa 25 số 756 của Giám đốc Sở giáo dục tiểu học và trung học cơ sở- Bộ giáo dục, văn hóa, khoa học và công nghệ từ 4/10/2013

 

Thông tin liên hệ thắc mắc về trang này

School Education Department,Special Needs Education Division

1-6-34, Kokutaijimachi, Naka-ku, Hiroshima-shi, 730-8586

Tel:082-504-2494 Fax:082-504-2142

kyo-shien@city.hiroshima.lg.jp


新型コロナウイルス感染症に関する情報

コロナやさしい日本語

Lưu ý về đường link

Một số đường link ở trang này có thể sẽ chuyển đến trang Web tiếng Nhật.

外国人市民のための生活ガイドブック

ベトナム語のバナーの画像<外部リンク>

カタポケ<外部リンク>

ひろしま公式観光サイト<外部リンク>

  • Hiroshima Peaceのバナー画像<外部リンク>
  • ザ・ひろしまブランド(英語版)
  • 広島市へ寄付