ページの先頭です。 メニューを飛ばして本文へ
Nơi hiện tại Home > Tiếng Việt > Chuẩn bị cho mưa lớn và bão

本文

Chuẩn bị cho mưa lớn và bão

ID bài viết:0000213429 印刷ページ表示

Chuẩn bị cho mưa lớn và bão

1. Hãy hiểu về những thiệt hại do mưa lớn và bão

Mưa lớn và bão do đường biên mùa mưa có thể làm phát sinh các thiệt hại như thảm họa sạt lở đất, lụt lội (tràn nước sông), thủy triều cao.

Thành phố được thiên nhiên ưu đãi với biển, núi, sông, nhưng mặt khác cũng kèm theo nguy cơ về các thảm họa, trong quá khứ đã phát sinh những thiệt hại do thảm họa sạt lở đất, lụt lội (tràn nước sông), thủy triều cao.

 

【Các thảm họa chủ yếu do mưa lớn và bão trong những năm gần đây (thành phố Hiroshima)】

 

Thiệt hại về người (người)

Thiệt hại về nhà cửa (tòa)

 

Người chết

Người mất tích

Người bị thương

Phá hủy hoàn toàn

Phá hủy một nửa

Tổn hại một phần

Nước ngập trên sàn

Nước ngập dưới sàn

Tháng 6 năm 1999

(Thảm họa mưa lớn 6.29)

20

0

45

74

42

85

183

392

Tháng 9 năm 2004

   (Bão số 18)

1

0

60

0

6

6,004

64

122

Tháng 9 năm 2005

   (Bão số 14)

0

0

3

3

72

0

119

117

Tháng 9 năm 2006

   (Bão số 13)

1

1

2

0

1

27

13

43

Tháng 7 năm 2010

0

0

0

0

0

1

31

566

Tháng 8 năm 2014

(Thảm họa mưa lớn 8.20)

77

0

68

179

217

189

1,084

3,080

Tháng 7 năm 2018

(Thảm họa mưa lớn tháng 7 năm 2018)

23

2

30

171

421

152

1,324

1,022

 

 

Để bảo vệ bản thân khỏi thảm họa thì việc “ chuẩn bị hàng ngày” rất quan trọng.

2. Để bảo vệ bản thân khỏi thảm họa cần phải làm thế nào?

 Đối với thảm họa thiên nhiên, về nguyên tắc cần phải có ý thức “tự mình bảo vệ tính mạng của mình” mà không quá dựa dẫm vào cơ quan chính quyền, người dân cần thực hiện các hành động sơ tán bằng phán đoán của chính bản thân mình, tránh suy nghĩ mặc định rằng mình sẽ không gặp phải thảm họa.

 Trong trường hợp có nguy cơ cao xảy ra thảm họa, thành phố sẽ ban hành các thông tin thúc giục sơ tán như khuyến cáo sơ tán đối với những khu vực được dự đoán sẽ phát sinh thảm họa.

 Thông tin sơ tán này được ban hành cho một khu vực nhất định, không dành cho từng cá nhân riêng rẽ. Hơn nữa, đối với thảm họa đột xuất cũng có thể dự đoán được khả năng thông báo không được ban hành kịp thời. 

 Vì vậy, trên cơ sở đã hiểu được rằng hành động sơ tán, thời điểm sơ tán thích hợp là khác nhau giữa mọi người do có sự khác biệt về địa hình nơi ở, cấu tạo nhà ở, thành phần gia đình, mỗi người dân cần phải kiểm tra, nhận thức trước xem đối với từng loại thảm họa nhà của mình có phải là nơi cần chạy đi sơ tán không, hay nếu chạy lên tầng trên thì có hết nguy hiểm đến tính mạng không, rồi tự mình nhận định thực hiện hành động sơ tán.

 

3. Khu vực nguy hiểm là gì?

Trước hết, bước đầu tiên là cần kiểm tra xem nhà của mình, nơi làm việc và khu vực xung quanh có những nguy cơ thảm họa nào.
Bạn hãy kiểm tra trước cả độ sâu ngập nước được dự tính đối với lụt lội và thủy triều cao.

Những khu vực nguy hiểm như thế này sẽ được nhà nước và tỉnh chỉ định dựa theo pháp lệnh.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nguy cơ thảm họa không chỉ giới hạn ở những khu vực nguy hiểm được chỉ định theo pháp lệnh như thế này.

○ Thảm họa sạt lở đất

Hầu hết các khu vực của thành phố đều nằm trong vùng đất được tạo thành do quá trình phong hóa đá granit (tên thông thường: đất từ đá granit phân hủy), loại địa chất này có đặc trưng là không có tính kết dính, khi chứa nước mặt đất sẽ lỏng lẻo dễ bị sụt lở.

Thành phố Hiroshima với điều kiện địa chất như vậy nên có rất nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thảm họa sạt lở đất.

Để phòng chống thảm họa sạt lở đất, đã có rất nhiều biện pháp cứng được tiến hành như xây dựng đập chống xói mòn, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho tất cả những nơi nguy hiểm thì cần rất nhiều thời gian và kinh phí. Vì vậy, bên cạnh tiến hành các biện pháp cứng, cũng cần phải nhận định trước khu vực nguy hiểm, và sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm.

Tỉnh Hiroshima chỉ định, công bố các khu vực có nguy cơ xảy ra thảm họa sạt lở đất là những khu vực cảnh báo thảm họa sạt lở đất được quy định tại “Điều 7 pháp luật liên quan đến xúc tiến các biện pháp phòng chống thảm họa sạt lở đất ở các khu vực cảnh báo thảm họa sạt lở đất”.

Hiện nay, công tác chỉ định đang được tiến hành tuần tự, về các khu vực dự kiến sẽ được chỉ định tới đây, xin vui lòng tham khảo “Những nơi nguy hiểm với thảm họa sạt lở đất” do tỉnh Hiroshima công bố vào năm 2002.

Các khu vực cảnh báo thảm họa sạt lở đất và những nơi nguy hiểm với thảm họa sạt lở đất có thể kiểm tra tại “Cổng thông tin thảm họa sạt lở đất Hiroshima”.

【Học về thảm họa sạt lở đất qua Video】

○ Tập huấn thảm họa sạt lở đất Hiroshima   3 điều cần nhớ để bảo vệ tính mạng (truyền hình mạng chính phủ)

○ Nhật Bản mà Tokumitsu, Kisa muốn biết ~Mưa lớn tập trung gia tăng  3 hành động bảo vệ tính mạng (truyền hình mạng chính phủ)

 

○ Lụt lội

Khu vực thành phố được hình thành dọc theo hệ thống nước của sông Ota, trong quá khứ đã nhiều lần chịu thiệt hại lụt lội. Ngay cả hiện tại dù đã hoàn thiện đê phòng hộ, thì vẫn có nguy cơ ngập nước khi lượng mưa vượt quá kế hoạch. Hơn nữa, tại các con sông nhỏ và vừa có nguy cơ nước tràn do mực nước dâng cao đột ngột vì mưa lớn tập trung. 

Các khu vực được dự đoán ngập nước do lụt lội (tràn nước sông) được cơ quan quản lý sông ngòi (quốc gia, tỉnh) chỉ định, công bố dựa theo Điều 14 luật phòng chống bão lụt.

Cuối năm 2016, Tại thành phố Hiroshima, các khu vực sau đã được chỉ định, công bố là các khu vực được dự đoán ngập nước do lụt lội: sông Ota thuộc hệ thống sông Ota, sông Nenotani, sông Misasa, sông Tenma, sông Kyu Ota, sông Motoyasu, sông Furu, sông Yasu, sông Minochi, sông Fuchu Okawa, sông Suzuhari, sông Nanbara, sông Seno thuộc hệ thống sông Seno, sông Yahata thuộc hệ thống sông Yahata, sông Okanoshita thuộc hệ thống sông Okanoshita.   

Các khu vực được dự đoán ngập nước do lụt lội này có thể kiểm tra tại “Cổng thông tin lụt lội Hiroshima”.

 

○ Thủy triều cao

Thủy triều cao là thảm họa nước xảy ra khi mặt nước biển dâng lên do giảm khí áp và gió mạnh vì bão. 

Vịnh Hiroshima mang hình dạng chữ U được mở ra ở phía Nam nơi dễ xảy ra thủy triều cao, hơn nữa, quá nửa khu vực đô thị đồng bằng nằm ở vùng đất thấp nên có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do ngập nước khi bão đến cùng lúc thủy triều lên.

Vì vậy, nhà nước và tỉnh đang nỗ lực xây cao đê phòng hộ, và gia cố cho vững chắc, tuy nhiên tại vùng ven biển cần hết sức chú ý đến thủy triều cao.

Các khu vực được dự đoán xảy ra ngập nước do thủy triều cao cụ thể được công bố thành 2 loại là loại dự đoán quy mô sóng có thể xảy ra 1 lần trong 30 năm, và loại dự đoán quy mô bão cấp cao nhất đã tấn công Nhật Bản sau chiến tranh. 

Các khu vực được dự đoán xảy ra ngập nước do thủy triều cao này có thể kiểm tra tại “Cổng thông tin thảm họa thủy triều cao, sóng thần Hiroshima”.

 

4.Nơi an toàn là ở đâu?

Trong trường hợp nhà của bạn ở khu vực nguy hiểm, khi nguy cơ xảy ra thảm họa tăng cao, để bảo vệ tính mạng, bạn cần phải di chuyển ra ngoài khu vực nguy hiểm và đến nơi an toàn như không gian an toàn ở tầng cao trên độ sâu mực nước ngập được dự đoán.

Cụ thể bạn có thể nghĩ đến nhà của họ hàng, người quen và các phòng sinh hoạt cộng đồng của khu vực.

Ngoài ra, trong thành phố cũng thành lập các nơi sơ tán khẩn cấp ứng với từng loại thảm họa (nơi sơ tán khẩn cấp được chỉ định).  

Mối quan hệ giữa thông tin sơ tán và việc thành lập nơi sơ tán khẩn cấp được chỉ định thể hiện ở bảng sau.

Tuy nhiên, không phải tất cả các nơi sơ tán khẩn cấp được chỉ định được thành lập đồng loạt. Khi thành lập, thành phố sẽ thông báo điều đó qua thư thông tin phòng chống thảm họa thành phố Hiroshima.

 【Mối quan hệ giữa thông tin sơ tán và việc thành lập nơi sơ tán khẩn cấp được chỉ định】 

Thông tin sơ tán

thành lập nơi sơ tán

Cảnh báo cấp 3
Chuẩn bị sơ tán, bắt đầu sơ tán người cao tuổi

Về nguyên tắc, thành lập 1 nơi sơ tán khẩn cấp được chỉ định mang tính cứ điểm ở khu vực trường tiểu học

Cảnh báo cấp 4
Khuyến cáo sơ tán / Chỉ thị sơ tán (khẩn cấp)

Tùy vào tình hình sẽ thành lập lần lượt các nơi sơ tán cần thiết

  5. Thời điểm sơ tán là khi nào?

Các thông tin về khí tượng như cảnh báo mưa lớn sẽ được phát đi từ Cơ quan khí tượng, các thông tin liên quan đến mực nước của sông ngòi sẽ được phát đi từ cơ quan quản lý sông ngòi.

Dựa vào những thông tin như thế này, thành phố sẽ ban hành các thông tin sơ tán như khuyến cáo sơ tán để mỗi người dân có thể nhận định và thực hiện hành động sơ tán.

Trên cơ sở tham khảo những thông tin như thế này, bạn hãy quyết định trước thời điểm sơ tán phù hợp với tình hình của mình như thành phần gia đình, nơi sơ tán.

Thư thông tin phòng chống thảm họa thành phố Hiroshima là phương tiện giúp bạn nắm bắt thông tin hiệu quả, khi có thông tin về thảm họa thư sẽ cho bạn biết, và bạn có thể kiểm tra được thông tin bằng chữ.

⇒ Về khuyến cáo sơ tán

6. Khi đi sơ tán cần mang theo những đồ vật gì?

Bạn hãy chuẩn bị trước và cầm theo đến nơi sơ tán những đồ vật mang đi khi khẩn cấp như đồ ăn thức uống, các loại thuốc thường dùng để có thể sống một thời gian nhất định giả sử trong trường hợp xảy ra thảm họa.

⇒ Dành cho quý vị muốn biết về những đồ vật mang đi khi khẩn cấp

 

Hơn nữa, trong trường hợp bạn sơ tán lên tầng cao trên độ sâu ngập nước được dự đoán, ngập lụt và cô lập kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc bổ sung nước uống và thực phẩm, việc xử trí khi sức khỏe không tốt, nên bạn cần lưu ý dự trữ sẵn các vật phẩm cần thiết, chuẩn bị trước đèn chiếu sáng cần thiết tối thiểu.

※Trong trường hợp xảy ra động đất quy mô lớn, thiệt hại trên diện rộng có khả năng gây ra khó khăn trong việc mua vật phẩm như việc lưu thông hàng hóa sẽ bị ngưng lại, tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra thảm họa sạt lở đất và lụt lội, do ở một mức độ nhất định có tính chất khu vực nên bạn vẫn có thể mua vật phẩm tại các cửa hàng gần nơi sơ tán.  

7. Hoạt động liên quan đến phòng chống thảm họa có được thực hiện ở địa phương không?

Hành động sơ tán và thời điểm sơ tán thích hợp sẽ khác nhau tùy vào địa hình nơi ở của mỗi cá nhân, tuy nhiên tình hình mưa, rủi ro thảm họa, địa hình và nơi sơ tán khi đó là giống nhau giữa các địa phương, khu vực lân cận, nên việc giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác, nỗ lực trong công tác chuẩn bị ứng phó với thảm họa đem lại hiệu quả to lớn.

Tại thành phố Hiroshima, từ khoảng năm 1985, đã thành lập các tổ chức phòng chống thảm họa tự chủ lấy cơ sở là các tổ dân phố, hội dân sinh tự quản, hiện nay, tổ chức phòng chống thảm họa tự chủ trên toàn bộ thành phố đã được thành lập, và tiến hành rất nhiều hoạt động như làm bản đồ phòng chống thảm họa đặc trưng của khu vực, tập huấn, đào tạo về phòng chống thảm họa. 

Chúng ta hãy cùng nỗ lực nâng cao khả năng phòng chống thảm họa bằng cách biết đến và tham gia vào những hoạt động được tổ chức ở khu vực như thế này.

【Học về bão và thảm họa nước qua video】

NHK chuẩn bị cho phòng chống thảm họa (Nội dung trong trang chủ NHK)<外部リンク>

 Địa chỉ liên hệ về trang này


新型コロナウイルス感染症に関する情報

コロナやさしい日本語

Lưu ý về đường link

Một số đường link ở trang này có thể sẽ chuyển đến trang Web tiếng Nhật.

外国人市民のための生活ガイドブック

ベトナム語のバナーの画像<外部リンク>

カタポケ<外部リンク>

ひろしま公式観光サイト<外部リンク>

  • Hiroshima Peaceのバナー画像<外部リンク>
  • ザ・ひろしまブランド(英語版)
  • 広島市へ寄付