ページの先頭です。 メニューを飛ばして本文へ
Kasalukuyang Lokasyon Home > Filipino > Kasaysayan ng Lungsod ng Hiroshima

本文

Kasaysayan ng Lungsod ng Hiroshima

Article ID:0000012387 印刷ページ表示

Nguyên thủy / cổ đại

Hiện tại, hạ lưu vực sông Otagawa, nơi có khu vực đô thị, hầu hết là dưới biển. Có những di tích thời Jomon ở Ushida, Yano, Itsukaichi, hay trên núi Hijiyama, là một hòn đảo nổi ở vịnh Hiroshima, và di tích thời Yayoi ở nhiều nơi trong thành phố, tập trung trên những ngọn đồi nhìn xuống những vùng đất phù sa được hình thành bởi những con sông nhỏ và vừa.
Đến đầu thời Kofun, những mộ cổ lớn bắt đầu được xây dựng ở lưu vực sông Otagawa ví dụ như quần thể mộ cổ Naka-Ota ở Kuchida, quần thể mộ cổ Unagiyama ở Midori và quần thể mộ cổ Jinguyama, cuối thời này thì mộ cổ cũng đã trở nên phổ biến trong khu vực đất liền ví dụ như Kabe và Shiraki v.v.
Chính trị địa phương theo chế độ Ritsuryo được thực hiện với trung tâm là chính phủ quốc gia.
Ở nước Akinokuni, chính phủ quốc gia được thành lập tại Saijo (Thành phố Higashihiroshima) hoặc Fuchu (Fuchu-cho, Aki-gun), và người ta nói rằng nó đã ở Fuchu vào giữa thời Heian. Mita-go của Shiraki có liên quan đến chính phủ quốc gia.

Khi chế dộ Ritsuryo bắt đầu biến động, quý tộc, đền thờ hay hoàng tộc bắt đầu sở hữu lãnh địa, vào cuối thế kỷ thứ 8, Ushidasho trở thành lãnh thổ của Saidaiji ở Yamatonokuni, và ngoài ra Kabesho (Kabe), Mirinosho (Miri) và Tamonsho (xung quanh Kuchida) đã được thành lập.
Xung quanh khu vực Yamamoto ở khu Gion, gần cửa sông Otagawa vào thời điểm đó, có khu nhà kho để chở đồ tiếp tế từ lãnh địa của đền Itsukushima ở khu vực đất liền.

Thời trung cổ

Takeda, người bảo hộ quốc gia Akinokuni mới sau Jokyunoran (năm 1221), đã đặt cứ điểm chính ở thành Ginzan (Kanayama) ( Asa Minami-ku) xây dựng trên núi Takedayama.
Ở gần hành có dựng phố (ichi) v.v., trở nên sinh động hơn, và trung tâm chính trị đã chuyển từ Fuchu đến đây. Vào thời Bắc Nam Triều, Takeda đáp lại lời mời của Ashikaga Takashi, đã nhận Mori, Yoshikawa, Kumagaya và những người khác làm đồng minh, và tiếp tục xung đột bạo lực với chính phủ chống Bakufu ở thành Yano (Aki-ku).
Sau đó, Takeda bị cướp khỏi vị trí bảo hộ, nhưng đã được phục hồi vào đầu thế kỷ 15 với tư cách là người bảo hộ tiểu khu của lưu vực sông Otagawa.
Vào thời điểm này, đất cát được vận chuyển bởi sông Ota đã được lắng đọng quanh khu vực đô thị hiện tại, các bãi cát và kè tự nhiên được hình thành, dần dần một vùng đồng bằng được hình thành, và con người chủ yếu làm nghề đánh bắt cá để trang trải cuộc sống Cuối cùng, khu vực này bị nhấn chìm trong cuộc đấu tranh giữa Takeda và Ouchi của Yamaguchi ở vịnh Hiroshima, và ngày càng trở nên quan trọng về mặt chính trị và kinh tế. Lần đầu tiên vùng đất này xuất hiện trong tài liệu là năm 1397, và tên của Gogaura được ghi làm thuộc địa của Itsukushimakan Sharyo Amano-sho (xung quanh Yano) (xung quanh Yano).
Năm 1541, Takeda diệt vong, thay vào đó Mori dần dần mở rộng thế lực, và khi ông đánh bại Sue trong trận chiến Itsukushima vào năm đầu 1555, thế lực nhanh chóng mở rộng đến vùng Chugoku. Mori tham gia vào dưới thế lực trong quá trình thống nhất quốc gia của Toyotomi Hideyoshi, và trở thành daimyo với 112 mangoku chiếm phần lớn khu vực Chugoku.
Trung tâm quản lý lãnh thổ rộng lớn này là thành Koriyama ở Yoshida (Thành phố Akitakada) nơi cứ điểm chính của Mori, nhưng với tất cả các khía cạnh như quân sự, chính trị, kinh tế v.v., việc di chuyển đến một vị trí chiến lược cho giao thông đường biển và đường bộ đã trở nên cần thiết.

Thời cận đại

Chuyện kể rằng vào năm 1589, Mori Terumoto bắt đầu xây dựng thành trên đồng bằng sông Otagawa, đương thời được gọi là Goga (Làng Goga), và đặt tên cho khu vực này là "Hiroshima". Sau đó, khoảng hai năm, công trình xây dựng thành đã hoàn thành, và vào năm 1991, Terumoto vào thành cùng với chư hầu và mời các thợ thủ công hay thương nhân từ khắp nơi trên lãnh thổ đến học Kyoto và Osaka, và thực hiện kiến thiết thành phố xung quanh thành.
Terumoto Mori bị đánh bại trong Trận Sekigahara vào năm 1600 sau cái chết của Hideyoshi Toyotomi, ông đã bị buộc dời đến hai quốc gia Bocho, thay vào đó Fukushima Masanori ở Owari Kiyosu (tỉnh Aichi) trở thành chúa tể của 498 nghìn goku. Fukushima tiếp tục thời đại Mori mở rộng và duy trì thành phố xung quanh thành, nhằm củng cố đường phố Unseki đến nước Izumo / Iwami thông qua đường phố Saigoku (Sanyodo).
Tuy nhiên, Fukushima đã bị Mạc phủ bãi chức do sửa chữa trái phép thành Hiroshima, và năm 1619, Asano Nagaakira từ Kishu (tỉnh Wakayama), đã lãnh chiếm Aki Ichigoku và 426.000 goku ở 8 huyện Bingo và vào thành.
Vào thời Edo, các bãi triều ở phía nam xung quanh thành Hiroshima đã được khai hoang liên tiếp và trong thời kỳ Bunsei (khoảng năm 1820), có 35 thị trấn, làng được mở mới.
Vào thời này, dân số của thị trấn / Shinkai vượt quá 48.000 người, và nếu thêm dân số samurai và đền thờ ước tính khoảng 20.000 người vào thì tổng dân số xung quanh thành là khoảng 70.000 người, và là thành phố lớn tiếp theo Edo / Osaka, Kyoto, Nagoya và Kanazawa.
Bên cạnh đó, là thành phố lớn nhất dọc theo tuyến đường biển, sông Honkawa và Motoyasugawa nhộn nhịp với các tàu nước ngoài, và trong đó khu vực Nakajima là một trung tâm thương mại với các cửa hàng lớn dọc theo đường phố.
Ở gần thành, bông được sản xuất ở khu vực ven biển, sợi vải lanh, giấy, đồ thủ công tre, và rau được sản xuất ở lưu vực sông Otagawa, và rong biển, hàu được sản xuất ở vịnh Hiroshima, phần lớn được tập trung ở dưới thành và được đưa lên trên.

Larawang guhit ng paligid ng kastilyo
Bản đồ vẽ xung quanh thành (Khoảng năm1778-1779)

Meiji, Taisho, Showa (trước chiến tranh)

Vào tháng 7 năm 1871, việc bỏ phiên, lập huyện đã được tổ chức bởi chính phủ mới, và vào tháng 4 năm sau là năm 1872, xung quanh thành Hiroshima trở thành quận lớn đầu tiên ở tỉnh Hiroshima, sau đó là tháng 11 năm 1878, nó đã được đổi thành Hiroshima do sự thực thi của luật tổ chức thủ đô quận, thị trấn và làng.
Tiếp theo, hệ thống thành phố hệ thống thị trấn và làng được ban hành vào tháng 4 năm 1888, và vào ngày 1 tháng 4 năm 1889, Hiroshima thi hành hệ thống thành phố là một trong những thành phố đầu tiên ở Nhật Bản. Vào thời điểm đó, diện tích khoảng 27 ㎢, số hộ là 23.824 hộ, và dân số là 83.387.
Vào tháng 11 năm 1889, nhờ nỗ lực của lệnh tỉnh Senda Sadaaki (thống đốc tỉnh), công trình xây dựng cảng Ujina kéo dài 5 năm kể từ tháng 9 năm 1884 đã hoàn thành, vùng biển nông đến Ujinajima, phía nam của Minami Shinkai, trở thành một vùng đất rộng lớn. Thêm vào đó, vào tháng 6 năm 1894, đường sắt Sanyo đã khai thông đến Hiroshima.
Khi Chiến tranh Nhật-Thanh (Trung) bắt đầu vào tháng 8 cùng năm, tuyến đường sắt quân sự (Tuyến Ujina) giữa Hiroshima‐Ujina đã được khai thông trong hơn hai tuần nhờ thi công gấp rút, và nhiều binh sĩ và đồ tiếp tế đã được gửi đến chiến trường từ Cảng Ujina. Trụ sở chính đã được chuyển đến trong thành Hiroshima vào tháng 9 và một Hội nghị đế quốc lâm thời được tổ chức vào tháng 10.
Kể từ đó, do các cuộc chiến liên tiếp như Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904/1905 đã dẫn đến việc thành lập liên tiếp các cơ sở liên quan đến quân sự, và thành phố này đã củng cố tính cách của nó như là một "thủ đô quân sự". Mặt khác, tiêu biểu như thiết lập Trường cấp ba sư phạm Hiroshima, các trường như Trường cấp 3 kỹ thuật Hiroshima, Trường cấp 3 Hiroshima, Trường chuyên môn nữ sinh Hiroshima, Đại học bunrika Hiroshima v.v. được thành lập vào năm 1902, và các cơ sở giáo dục được tăng cường. Như vậy thành phố này dần trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục, giao thông vận tải ở vùng Chugoku.
Do việc thiết lập các cơ sở quân sự, sự phát triển của cơ sở hạ tầng đô thị, như xây dựng nhà máy nước v.v. cũng đã tiến triển. Trong đó đặc biệt, việc chôn lấp hào nước của thành đã thay đổi đáng kể cảnh quan thành phố, ví dụ như việc lắp đặt đường ray tàu điện trên một phần hào đã chôn lấp.
Vào tháng 11 năm 1912, tàu điện trong thành phố được điều hành bởi Công ty cổ phần Đường sắt Điện tử Hiroshima đã khai thông trên 3 tuyến, bao gồm Tuyến Hiroshima‐Kamiyacho‐Aioibashi, và thay thế xe ngựa truyền thống, và trở thành cơ quan giao thông chính trong thành phố.
Với việc khai thông tuyến Miyukibashi-Ujina vào tháng 4 năm 1915 và tuyến Sakanmachi-Yokogawa vào tháng 11 năm 1917, giao thông trong thành phố trở nên thuận tiện hơn một bậc, gần Hatchobori và Kamiyacho đã trở nên sánh ngang với khu phố Nakajimahonmachi và Sakaimachi, là trung tâm kinh tế từ thời phố dưới lâu đài.

Năm 1921, Shintenchi được thành lập, và một khu vực phố sầm uất mới được thành lập, nơi các kiểu cửa hàng tập trung chủ yếu là các studio ảnh hoạt động v.v., và vào năm 1929, cửa hàng bách hóa đầu tiên của thành phố Hiroshima, Fukuya, được mở tại Hatchobori. Như vậy trung tâm của khu vực đắc địa của thành phố này đã đổi đến gần Hatchobori. Đường chính kết nối Nakajima và Shintenchi, đã dần dần phát triển thành một phố sầm uất.
Bên cạnh đó, vào tháng 9 năm 1904, Làng Nihojima Ujinashima được sáp nhập vào khu vực thành phố (tên thị trấn mới: Motoujinamachi), và thành phố này cũng áp dụng luật quy hoạch thành phố ban hành năm 1919. Kết quả là, bước vào Showa, cùng với thành phố này, các thị trấn và làng lân cận mà đã trở thành khu vực quy hoạch thành phố đã được sáp nhập, và vào tháng 4 năm 1929, việc sáp nhập với bảy thị trấn và làng lân cận (Niho, Yaga, Ushida, Mishino, Mihi, Furuta, Kusatsu) đã được thực hiện. Nhờ đây, dân số vượt quá 270.000 người, khiến nó trở thành thành phố đông dân thứ bảy trong cả nước.
Thành phố này từ lâu đã bị lũ lụt và bão dâng như là số phận của khu vực đồng bằng, nơi đã phát triển về phía cửa sông do sự phát triển mới kể từ đầu thời kỳ hiện đại. Công trình cải tạo sông Otagawa được bắt đầu vào năm 1932 và cảng Ujina được đổi tên thành Cảng Hiroshima, vào năm sau đó là năm 1933, việc tu sửa xây dựng bắt đầu, từ năm 1940 dự án xây dựng cảng công nghiệp và biến bãi đất chôn lấp thành một khu công nghiệp ven biển đã bắt đầu.

仮議事堂
Trung tâm hội nghị tạm thời của Quốc hội đế quốc lâm thời được tổ chức tại thành phố Hiroshima năm 1984

現原爆ドーム
Cầu Aioi trước vụ đánh bom và Hội trường xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima (Hiện là Genbaku dome)

Showa (sau chiến tranh) / Heisei

Vào ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người đã phát nổ cách trung tâm thành phố khoảng 600 mét. Thành phố Hiroshima ngay lập tức bị cháy sém, chịu thiệt hại nhiều người bị cướp đi mạng sống và mọi chức năng đô thị bị hủy diệt. Đến cuối năm đó, số người chết ước tính khoảng 140.000 (với sai số ± 10.000 người), và những người sống sót phải chịu nhiều hình thức hậu khuyết tật khác nhau, và ảnh hưởng đó vẫn đang tiếp tục cho đến bây giờ.
 
Việc tái thiết thành phố này, nơi đã bị phá hủy ngay lập tức và trở thành một thành phố đổ nát, bắt đầu bằng việc khôi phục giao thông như đường sắt và tàu điện v.v., cũng như thông tin, điện v.v. Người dân đã được hồi sinh cuộc sống mặc dù bị thiếu thốn lương thực và vật chất. Mặt khác, thành phố đã quyết định kế hoạch tái thiết thành phố vào mùa thu năm 1946, nhưng mãi không tiến hành được do khó khăn tài chính.

Tình trạng như vậy được khắc phục khi “Luật Xây dựng thành phố tưởng niệm hòa bình Hiroshima” được ban hành vào ngày 6 tháng 8 năm 1949. Do đó, sự phát triển của đường sá, cầu cống, nhà cửa, v.v., đã tiến triển một cách thực sự, thời kỳ mở rộng thành phố đã đạt được vào trước thềm tăng trưởng kinh tế cao.
Lễ hội hòa bình được tổ chức vào ngày 6 tháng 8 năm 1947, hai năm sau vụ đánh bom. Lễ hội hòa bình lần thứ 4 năm 1950, khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, đã bị hủy bỏ ngay trước khi nó được tổ chức do vấn đề an ninh, nhưng từ năm sau đó là năm 1951 "Lễ tưởng niệm các nạn nhân bom nguyên tử và lễ cầu nguyện hòa bình đã hiện được tiến hành tiếp tục cho tới ngày nay.

Năm 1955, Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima đã được khai trương trong Công viên Tưởng niệm Hòa bình, và Đại hội Thế giới Cấm bom nguyên tử cũng được tổ chức, Hiroshima đã có một bước tiến đáng kể là một thành phố tưởng niệm hòa bình cả về danh nghĩa lẫn thực tế.

Genbaku dome, nơi để lại tình trạng thảm hại của bom nguyên tử, có nên để lại hay phá đi đã được tranh luận trong một thời gian kể từ sau chiến tranh, nhưng nhờ phong trào bảo tồn của người dân nở rộ từ năm 1966, đã được quyết định bảo tồn vào năm 1966.
Sau chiến tranh, cùng với việc tăng công việc văn phòng quản lý của thành phố thị trấn và làng, cần phải hợp lý hóa quy mô của chính quyền địa phương để xử lý hiệu quả việc đó, việc sáp nhập thị trấn và làng đã trở thành hoạt động  quốc gia theo Luật xúc tiến sáp nhập thị trấn và làng vào năm 1953 và Luật xúc tiến xây dựng thành phố thị trấn và làng mới năm 1956. Ở thành phố Hiroshima đã thực hiện sát nhập làng Tosaka ở Aki-gun vào tháng 4 năm 1955, làng Nakayama ở Aki-gun vào tháng 4 năm 1956 và làng Iguchi ở Saeki-gun vào tháng 11 cùng năm, và dân số năm 1957 vượt quá 400.000 người. Trong tình hình như vậy, thành phố đã công bố khái niệm về “Dai Hiroshima” (Hiroshima lớn) vào năm 1958 và liên tiếp đưa ra kế hoạch xây dựng một khu vực đô thị rộng lớn tập trung vào thành phố.
Việc tái thiết thiệt hại chiến tranh ở trung tâm thành phố đòi hỏi phải điều chỉnh phân khu quy mô lớn băng quy hoạch tái thiết thực hiện củng cố các đường phố rộng ví dụ như công viên mới, không gian xanh ven sông và đại lộ Heiwa v.v., cần thời gian gần 30 năm cho đến khi hoàn thành là năm 1972. Trong thời gian này, khu vực ven sông đã bị chiếm đóng bởi việc xây dựng doanh trại bất hợp pháp do sự gia tăng dân số nhập cư vào đô thị và ảnh hưởng của các dự án điều chỉnh phân khu, đặc biệt, khu vực Motomachi có một nhóm xây dựng bất hợp pháp quy mô lớn, giống như ôm “khu ổ chuột bom nguyên tử”,

Năm 1978, những thứ này đã được loại bỏ và dự án tái phát triển khu vực Motomachi đã được hoàn thành phát triển các ngôi nhà cao tầng hay công viên, tạo bước đột phá cho việc tái thiết sau thiệt hại chiến tranh. Mặt khác, tại khu vực Danbara, nơi mà ảnh hưởng của vụ đánh bom nguyên tử ít, những đường phố nhỏ hẹp được để lại như một vấn đề lớn, nhưng dự án tái phát triển mất 43 năm đã hoàn thành vào năm 2014.

Công trình tu sử sông Otagawa, tạm thời bị dừng trong chiến tranh, được mở lại vào năm 1951 và được hoàn thành khi dòng nước chảy vào đập tràn mới bắt đầu vào năm 1965. Nhờ vậy đã làm giảm đáng kể thiệt hại lũ lụt trong lưu vực sông Otagawa đã phải lo lắng suốt trong thời gian dài.
Vào thời tăng trưởng kinh tế cao, việc xây dựng nền tảng giao thông đã tiến triển, ví dụ như sân bay Hiroshima (nay là sân bay trực thăng Hiroshima) đã khai trương vào năm 1961, việc khai thông điện hóa toàn tuyến Sanyo được hoàn thành vào năm 1964, và ga Hiroshima Minshuku được hoàn thành vào năm 1965, mở đường quốc lộ số 2 Shin Hiroshima vào năm 1966 v.v., thành phố được phát triển vượt bậc, và hình thành khu vực đô thị ở Hiroshima.
Kết quả đó là cơ hội sáp nhập với các thị trấn và làng lân cận tăng thêm để giải quyết toàn diện các vấn đề khác nhau trong cuộc sống hàng ngày lan rộng ra khỏi giới hạn thành phố. Vào tháng 1 năm 1968, hội giao lưu hành chính khu vực Hiroshima đã được thiết lập bởi 19 thị trấn và làng xung quanh, việt sáp nhập với các thị trấn và làng xung quanh tiến hành cùng một lúc theo chính sách cơ cấu cơ bản thành phố Hiroshima nhằm hình thành khu vực sinh sống rộng hấp dẫn, vào tháng 3 năm 1970.

Điển hình là sáp nhập với Numata-cho ở Asa-gun vào tháng 4 năm 1971, và  Asa-cho ở Asa-gun vào tháng 5 cùng năm, Kabe-cho ở Asa-gun vào tháng 4 năm 1972, Gion-cho ở Asa-gun vào tháng 8 cùng năm, Akoshi-cho, Sato-machi, Koyo-cho ở Asa-gun,  Senogawa-cho ở Aki-gun, vào tháng 3 năm 1973, Shiroki-cho ở Takada-gun vào tháng 10 cùng năm, Kumano Aki-mura, Aki-cho ở Aki-gun vào tháng 3 năm 1974, Yano-cho, Funakoshi-cho ở Aki-gun vào tháng 3 năm 1975, tổng cộng 13 thị trấn và làng đã sáp nhập với thành phố này.
Và, vào ngày 1 tháng 4 năm 1980, đã trở thành đô thị cấp quốc gia thứ 10 trên toàn quốc. Do đó, văn phòng và quyền hạn dưới sự kiểm soát của tỉnh được chuyển sang thành phố, tạo điều kiện quản lý hành chính, nâng cao các dịch vụ cho nghười dân như thúc đẩy bảo trì các loại cơ sở của thành phố bằng cách đảm bảo nguồn tài chính mới, và đẩy mạnh kết nối người dân với chính quyền thông qua việc áp dụng hệ thống hành chính quận.

Vào tháng 3 năm 1985, nó sáp nhập với Itsukaichimachi ở Saeki-gun và dân số của đã vượt quá một triệu người. Vào tháng 4 năm 2005, sáp nhập với Yuki-cho ở Saeki-gun, và hiện tại trở thành một thành phố có dân số hơn 1,19 triệu người.
Sau khi chuyển thành độ thị cấp quốc gia, thành phố này đã trở nên đây đủ cơ sở văn hóa, thể thao trên diện rộng như một thành phố trung tâm của vùng Chugoku với trung tâm thể thao, thư viện và trung tâm văn hóa cho người dân trong một khu vực sinh sống rộng dần dần được thành lập ở mỗi quân, thêm vào đo, bảo tàng địa phương, bảo tàng nghệ thuật đương đại, sân vận động thể thao, một sân vận động điền kinh (vòm lớn) và trung tâm hội nghị quốc tế v.v.
Tronh đó đặc biệt là trong công viên rộng có các cơ sở thể thao có thể được sử dụng cho các cuộc thi quốc tế, và với trung tâm ở đây Đại hội thể thao châu Á đã được tổ chức vào năm 1994 lần đầu tiên ở thành phố địa phương.

Vào tháng 4 cùng năm, Đại học Thành phố Hiroshima đã mở trên một ngọn đồi đối diện với thành phố và sự phát triển ở khu vực xung quanh cũng đã tăng tốc.
 
Sự phát triển của các khu đô thị mới đã được thúc đẩy, bao gồm năm 1982, dự án phát triển miềm Tây đã khánh thành, xây dựng đồng thời khu bán buôn và khu dân cư quy mô lớn, phát triển khu độ thị mới miền Tây trước và sau Đại hội thể thao châu Á, và mở trung tâm mua sắm ngầm Kamiyacho "Shaleo" vào năm 2001.
Nền kinh tế của thành phố này tăng trưởng đều đặn cùng sự phát triển của vốn xã hội ví dụ như việc khai thông toàn tuyến Sanyo Shinkansen vào năm 1975, và ra mắt máy bay phản lực tại sân bay Hiroshima (nay là sân bay trực thăng Hiroshima) năm 1979.

Năm 1994, để giải quyết tắc nghẽn giao thông mang tính kinh niên từ phía bắc của thành phố, hệ thống giao thông mới (tuyến Astram) đã được khai thông cùng với Gion Shindo, tại điểm giao với tuyến JR Sanyo, ga Shin-Shirashima đã được mở, và mạng lưới giao thông công cộng đã được tăng cường hơn nữa. Bên cạnh đó, năm 2001, đường cao tốc số 4 (tuyến Hiroshima Nishifu) đã khai thông, và sau đó tuyến đường số 1, 2 và 3  được khai thông, đón thời đại đường cao tốc đô thị một cách thực sự.

Mặt khác, tại khu vực xung quanh ga Hiroshima, nơi các tòa nhà cũ được xây dựng sau chiến tranh vẫn tồn tại ngay cả sau thời kỳ tăng trưởng cao, để duy trì diện mạo phù hợp với cửa ngõ của tỉnh Hiroshima, quy hoạch dự án tái phái triển đô thịloại 1 về khối A cửa ra phía Nam của ga vào năm 1981 đã được lập ra, và dự án đã được hoàn thành vào năm 1999.
Những cải tiến xung quanh nhà ga đã được tăng tốc cùng một lúc với việc hoàn thành sân vận động người dân thành phố Hiroshima (Sân vận động Mazda) vào tháng 3 năm 2009 và hoàn thành tái phát triển khối B và khối C năm 2017, và hiển thị một sự nhộn nhịp mới. Ở khu Futaba no Sato thuộc phía bắc của nhà ga, việc xây dựng thị trấn mới bằng cách tái phát triển cũng đang tiến triển.

Trong khi các tòa nhà bị nổ bom được phá đi để củng cổ thành phố, thì Genbaku dome được để lại làm nhân chứng cho vụ đánh bom nguyên tử, đã được đăng ký làm Di sản Thế giới vào năm 1996. Vào năm 2002, Bảo tàng cầu nguyện Hòa bình Quốc gia cho các nạn nhân bom nguyên tử được thành lập, và cùng với Bảo tàng tưởng niệm Hòa bình Hiroshima đã truyền bá về sự bi thảm của bom nguyên tử và tôn trọng hòa bình thông qua di phẩm và những bài viết kinh nghiệm của những nạn nhân của nổ bom.

Hiroshima tiếp tục kêu gọi thực hiện bãi bỏ vũ khí hạt nhân và thực hiện hòa bình thế giới, được quan tâm cả trong nước và quốc tế, và được ghé thăm bởi các nhân vật quan trọng từ khắp nơi trên thế giới. Gần đây, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 Hiroshima được tổ chức vào tháng 4 năm 2016, và chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Obama tới Hiroshima vào tháng 5 đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Trong đó, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hiroshima là tổng thống đương nhiệm đầu tiên, đã thiết lập một bước lịch sử đối với việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

平和記念資料館
Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima đang chờ hoàn thành (năm 1954)

アジア競技大会開会式
Lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á (1994)

Nabuo ang bagong municipal baseball stadium (Mazda Stadium)
Sân vận động người dân thành phố mới (Sân vận động Mazda) đã hoàn thành (năm 2009)

オバマ米国大統領
Chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Hoa Kỳ Obama (năm 2016)

Tài liệu: Thư viện công

Para sa katanungan tungkol sa pahinang ito

Phụ trách thống kê phân tích Ban chính sách kế hoạch Phòng kế hoạch điều chỉnh Cục kế hoạch tổng vụ
Tel:082-504-2012/Fax:082-504-2029
Mail Address:seisakukikaku@city.hiroshima.lg.jp


新型コロナウイルス感染症に関する情報

コロナやさしい日本語

Paalala Tungkol sa mga Link

May mga link sa pahinang ito na mapupunta sa aming Japanese website.

外国人市民のための生活ガイドブック

平和文化センター<外部リンク>

カタポケ<外部リンク>

ひろしま公式観光サイト<外部リンク>

  • Hiroshima Peaceのバナー画像<外部リンク>
  • ザ・ひろしまブランド(英語版)
  • 広島市へ寄付